[s31e10] Jared Diamond : Sụp đổ : Phần 2 :: Chương 9




SGP2020 show

Summary: <p>[s31e10] Jared Diamond : Sụp đổ : Phần 2 :: Chương 9<br> NHỮNG CON ĐƯỜNG TỚI THÀNH CÔNG . </p> <p>Phương pháp từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới - Cao nguyên New Guinea - Tikopia - Những khó khăn của Tokugawa - Giải pháp của Tokugawa - Lý do thành công của Nhật Bản - Những xã hội thành công khác. </p> <p>Các chương trước chúng ta đã nghiên cứu sáu xã hội cổ đại không thể xử lý được những vấn đề môi trường do họ tự gây ra hoặc vấp phải, góp phần khiến xã hội sụp đổ, đó là các xã hội đảo Phục Sinh, đảo Pitcairn, đảo <a href="https://xn--ferm-epa.vn/4806086-Henderson">Henderson</a>, người Anasazi, người Maya cổ điển ở vùng đất thấp và người Norse ở Greenland. Tôi chú trọng vào những thất bại của họ bởi chúng mang lại cho chúng ta nhiều bài học bổ ích. Tuy nhiên, chắc chắn không phải tất cả các xã hội cổ đại đều bị diệt vong bởi thảm họa môi trường: người Ireland đã tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt trong thời gian hơn 1.100 năm, và nhiều xã hội khác đã tồn tại tới hàng ngàn năm. Những câu chuyện về những xã hội thành công này mang lại những bài học quý giá, những hy vọng cũng như sức mạnh cho chúng ta. Qua đó chúng ta nhận ra hai phương pháp giải quyết các vấn đề môi trường trái ngược nhau, mà chúng ta có thể gọi là phương pháp từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới. </p> <p>Sự nhận biết này có công lao to lớn của công trình nghiên cứu của nhà khảo cổ học Patrick Kirch về những hòn đảo Thái Bình Dương với quy mô và những hậu quả xã hội khác nhau. Cư dân trên hòn đảo Tikopia nhỏ bé (chỉ có 2,89 km vuông) vẫn tồn tại sau 3.000 năm, đảo Mangai quy mô trung bình 43,4 km vuông thì bị sụp đổ do phá rừng, giống như đảo Phục Sinh; và đảo lớn nhất trong số ba đảo là Tonga (463,4 km vuông) tồn tại lúc thăng lúc trầm trong 3.200 năm. Tại sao hai đảo nhỏ nhất và lớn nhất lại thành công trong việc kiểm soát những vấn đề môi trường, trong khi đảo có quy mô trung bình lại bị sụp đổ? Theo Kirch, hai đảo này đã áp dụng phương pháp trái ngược với đảo kia nên thành công và cũng bởi phương pháp của đảo Mangai không thể thực hiện được. </p> <p>Các xã hội nhỏ sinh sống trên một đảo hay một lãnh thổ nhỏ thì có thể áp dụng phương pháp từ dưới lên trên để quản lý môi trường. Bởi diện tích nhỏ, nên những cư dân trên đảo không những nắm rõ mọi vấn đề của đảo, mà còn biết rằng mỗi biến đổi của đảo đều ảnh hưởng tới bản thân họ và tất cả mọi người đều có chung những đặc tính cũng như những lợi ích. Bởi vậy mọi người nhận ra rằng họ sẽ được lợi từ những biện pháp môi trường đúng đắn mà họ và những người xung quanh áp dụng. Đó là phương pháp quản lý từ dưới lên trên, trong đó mọi người cùng nhau giải quyết những vấn đề chung. </p> <p>Đa phần chúng ta đều đã từng tham gia mô hình quản lý từ dưới lên trên ở những nơi chúng ta sống hay làm việc. Ví dụ, tất cả những chủ nhà ở <a href="https://xn--ferm-epa.vn/2248844-how-far-is-laguna-hills-from-los-angeles">Los Angeles</a>, nơi tôi sống đều tham gia Hội những người láng giềng với mục đích giữ cho các khu vực chung được an toàn, hài hòa và đẹp đẽ vì lợi ích chung của cộng đồng. Hằng năm, các thành viên bầu ra chủ tịch, thảo luận chính sách hoạt động tại các cuộc họp thường niên và đóng góp một khoản tiền để gây dựng ngân quỹ. Với số tiền đó, Hội duy trì những vườn hoa tại các điểm giao cắt giữa các tuyến phố, yêu cầu các chủ nhà không được chặt cây mà không có lý do chính đáng, xem xét kế hoạch xây dựng để ngăn chặn kịp thời việc xây dựng những ngôi nhà quá lớn hoặc xấu xí, giải quyết các tranh chấp giữa những người hàng xóm, và vận động các quan chức chính quyền thành phố đối với các vấn đề ảnh hưởng tới toàn bộ khu vực. Một ví dụ khác mà tôi đã đề cập trong Chương 1, đó là những cư dân sống gần Hamilton trong thung lũng Bitterroot ở Montana đã cùng nhau lập ra Khu Bảo tồn hoang dã Teller, từ đó góp phần nâng cao giá trị đất đai, lối sống và những cơ hội câu cá hay săn bắn của họ, mặc dù nó không giải quyết được các vấn đề của nước Mỹ hay của toàn thế giới.<br> </p>