[s30e12] Nguyễn Thiện Tơ, Nguyễn Văn Quỳ, Hoàng Dương # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam




SGP2020 show

Summary: <p>Nguyễn Văn Quỳ (sinh năm 1925) là một nhà soạn nhạc và nhạc sĩ người Việt Nam. Ông chuyên viết những bản sonata dành cho dàn nhạc giao hưởng nhưng cũng có một số ca khúc đặc sắc như Dạ khúc và Yêu người bao nhiêu yêu nghề bấy nhiêu. Ông là hội viên mang quốc tịch Việt Nam đầu tiên của Hiệp hội bảo vệ quyền tác giả âm nhạc toàn thế giới - SACEM, với điều kiện: Dành cho Việt Nam được toàn quyền sử dụng mọi tác phẩm của ông không phải trả tiền cho SACEM. Nguyễn Văn Quỳ sinh ra trong một gia đình ở Hà Nội và đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc từ nhỏ. Ông thấm nhuần giai điệu nhạc Việt như Hành vân, Lưu thủy, Cổ bản... đồng thời lại học trường dòng và tiếp xúc âm nhạc hàn lâm của châu Âu. Nguyễn Văn Quỳ tốt nghiệp hòa âm hệ cao đẳng hàm thụ tại Paris năm 1954.  Sau hiệp định Genève, ông ở lại giảng dạy về hòa âm tại Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội từ năm 1956 đến 1978. Cho đến nay, ông đã hoàn thành được chín bản sonata viết cho vĩ cầm và dương cầm cùng nhiều hợp xướng, dạ khúc...  Ông được trao giải nhì (không có giải nhất) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho bản Sonata số 4 (năm 1995) và bản Sonata số 8 (năm 2005). Năm 2009, ông được đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội trao tặng Giải thưởng văn hóa di sản Patrimoenia 2009 của Thụy Sĩ.</p> <p>Hoàng Dương (1933-2017), tên đầy đủ Ngô Hoàng Dương, là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông vốn là con trai của nhà văn danh nhân văn hoá Trúc Khê Ngô Văn Triện. Hoàng Dương cũng là một nghệ sĩ đàn cello, ông là người có công đầu xây dựng bộ môn cello và khoa đàn dây Nhạc viện Hà Nội. Cố nhạc sĩ Hoàng Dương đã nhận được các danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, phó giáo sư. Ông qua đời ngày 30 tháng 1 năm 2017 (tức ngày 3 Tết Đinh Dậu) tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi. Tác phẩm Ông viết nhiều tác phẩm khí nhạc như sonatine Hát ru (violon), Mơ về trái núi Thiên Thai (cello và piano), Tiếng hát sông Hương (cello và dàn nhạc)...  Hoàng Dương viết không nhiều ca khúc. Hai bài Hướng về Hà Nội và Tiếc thu là nổi tiếng quen thuộc hơn cả.</p> <p>Nguyễn Thiện Tơ là người sáng lập nhóm Myosotis cùng với Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh,... nhưng theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Nguyễn Thiện Tơ là một nhạc sĩ độc lập, tức là không thuộc nhóm nhạc nào.</p> <p>Năm 1938, khi mới 17 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ sáng tác bản nhạc đầu tay "Giáo đường im bóng" viết về một cô gái theo đạo Thiên Chúa, 16 tuổi tên là Hà Tiên. Ông kể lại: "Trong kỳ nghỉ hè năm <a href="https://xn--cut-dma.vn/familie/familie-van-martin-luther-king-jr-brengt-vakantie-door-in-arizona-mobiliseert-steun-voor-stemrecht-82202266">1938 </a>(lúc này còn là học sinh trường Thăng Long ở Hà Nội), tôi được mời tham gia biểu diễn đàn ghi-ta ở Nam Định. Ở đây tôi đã làm quen với cô nữ sinh Hà Tiên cũng đến đây đóng góp tiếng hát của mình. Sau buổi dạ hội ca nhạc, tôi được bạn bè cho biết là gia đình cô ấy theo đạo Thiên Chúa. Nghĩ mình là kẻ ngoại đạo nên mới viết nên "Giáo đường im bóng" sau ngày ấy."</p> <p>Nguyễn Thiện Tơ hoàn thành phần nhạc của ca khúc Giáo đường im bóng trước, sau đó nhà thơ Phi Tâm Yến - bạn thân của Nguyễn Thiện Tơ - viết lời. Theo Phạm Duy thì nhạc sĩ Lê Thương cũng thầm yêu cô Hà Tiên đó và đã viết nên ca khúc Nàng Hà Tiên. Bản thân ông nhận xét có 2 ca sĩ hát bài này thành công nhất là Khánh Ly và Nga My. Khánh Ly hát như một bài hát trữ tình đượm thánh ca, còn Nga My thì lại hát như một bài thánh ca đượm chất trữ tình.</p> <p><br></p> <p><br></p>