[s30e14] Phạm Duy - Hoàng Trọng - Ngọc Bích # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam




SGP2020 show

Summary: <p><strong>Hoàng Trọng</strong> (1922 - 1998) là một nhạc sĩ nổi tiếng, ông được mệnh danh là Vua Tango của nền âm nhạc Việt Nam.Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương. Năm 1927 gia đình ông chuyển về sống tại Nam Định. Hoàng Trọng bắt đầu học nhạc từ năm 1933 qua người anh trai là Hoàng Trung Quý. Từ năm 1937, Hoàng Trọng học nhạc tại trường Thầy Dòng Saint Thomas Nam Định. Đến năm 1941, ông tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sách vở và học hàm thụ từ một trường ở Paris. Cũng thời gian ở Nam Định, khoảng 1940 Hoàng Trọng có mở một lớp dạy nhạc.</p> <p><strong>Ngọc Bích</strong> (1924 - 2001) là một nhạc sĩ tiền chiến Việt Nam, được biết đến nhiều bởi ca khúc Mộng Chiều Xuân. Ông tên thật là Nguyễn Ngọc Bích, sinh năm 1924 tại Hà Nội (theo một vài tài liệu khác thì ông sinh năm 1925. Cha của ông là bác sĩ thú y Nguyễn Huy Bằng, một người có tài sử dụng nhiều nhạc cụ cổ truyền như đàn bầu, tam thập lục, tỳ bà... Từ năm 10 tuổi Ngọc Bích đã tỏ ra những năng khiếu về âm nhạc, ông bắt đầu học về ký âm pháp với thầy Nguyễn Văn Thông cùng Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Văn Ngạc, Nguyễn Hiền, Tu Mi Đỗ Mạnh Cường.</p> <p><strong>Phạm Duy</strong> (5 tháng 10 năm 1921 – 27 tháng 1 năm 2013), tên thật Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông được nhiều người đánh giá là nhạc sĩ lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường sử dụng những yếu tố nền tảng của âm nhạc cổ truyền Việt Nam kết hợp với những kỹ thuật, cấu trúc của nhạc hàn lâm Tây phương, tạo nên một phong cách riêng với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ông cũng là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới mẻ cho nền tân nhạc Việt. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Ông còn được coi như một nhà văn với 4 tập hồi ký được giới phê bình đánh giá cao về giá trị văn học lẫn giá trị tư liệu. Với hơn <a href="https://xn--cut-dma.vn/2022/onderdanen-willen-stemmen-per-post-bij-verkiezingen-in-sa-04642604">70</a> năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là "cây đại thụ" của nền âm nhạc Việt Nam</p> <p><br></p> <p><br></p>